MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN TRIỂN KHAI
TRONG HỆ SINH THÁI LEKHAMART
1. Giới thiệu một số mô hình kinh tế tuần hoàn
Kinh tế tuần hoàn (tiếng Anh: circular economy) là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Các hệ thống tuần hoàn áp dụng các quy trình tái sử dụng (Reuse) thông qua chia sẻ (Sharing), sửa chữa (Repair), tân trang (Refurbishment), tái sản xuất (Remanufacturing) và tái chế (Recycling) nhằm tạo ra các vòng lặp kín(close-loops) cho tài nguyên sử dụng trong hệ thống kinh tế nhằm giảm đến mức tối thiểu số lượng tài nguyên sử dụng đầu vào và số lượng phế thải tạo ra, cũng như mức độ ô nhiễm môi trường và khí thải. Mục đích của kinh tế tuần hoàn là nhằm kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm, trang bị và cơ sở hạ tầng nhằm tăng năng suất của các tài nguyên này. Tất cả các "phế thải" của một quy trình sản xuất tiêu dùng đều nên được xem như nguyên vật liệu của các quy trình sản xuất tiêu dùng khác, bất kể đó là sản phẩm phụ hay tài nguyên được thu hồi từ một quy trình công nghiệp khác hay tài nguyên được tái sinh cho môi trường tự nhiên (ví dụ như thông qua quá trình ủ phân chất thải hữu cơ). Cách tiếp cận này là tương phản với mô hình mô hình kinh tế tuyến tính (tiếng Anh: lineareconomy) đang được phổ biến rộng rãi. Trong mô hình kinh tế tuyến tính, các tài nguyên chỉ di chuyển theo một chiều, từ khai thác tài nguyên, sản xuất, đến vất bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc lãng phí tài nguyên và tạo ra một lượng phế thải khổng lồ. (Theo Wikipedia)
2. Giới thiệu mô hình kinh tế tuần hoàn tại LeKhaMart
Trước đây người nông dân sau khi thu hoạch họ thường đóng hàng vào giỏ nhựa chuyển đến siêu thị, nhân viên đóng gói sơ chế rồi mới cân sản phẩm chuyển cho khách hàng. Việc này tốn nhân công sơ chế (lương nhân công ở thành phố cao), sơ chế tạo ra rác thải nhiều phải trả tiền rác mỗi tháng chi phí cao (trong khi rác tại thành phố đang thu gom không phân loại và chưa được xử lý triệt để đúng nguồn loại rác), cần diện tích mặt bằng thuê lớn để sơ chế và tốn thêm chi phí điện nước. Do chưa sơ chế nên chi phí vận chuyển hàng nhiều cũng tăng cao. Sau khi áp dụng các biện pháp thay đổi cách thức trên đã tiết kiệm 40% chi phí, tối ưu nguồn lực tốt hơn.
Hiện nay, các farm cung cấp rau cho LeKhaMart buộc phải sơ chế nông sản sau thu hoạch tại farm, do đó hàng đã sạch thì khối lượng hàng ít hơn vận chuyển với chi phí thấp hơn, vì vậy đến siêu thị cắt giảm được nhân công sơ chế, không cần kho khu vực sơ chế đóng gói nên tiết kiệm tiền thuê mặt bằng diện tích lớn, rau xử lý tại nguồn nên được xử lý làm phân bón hữu cơ tiện lợi.
Khách hàng sau khi mua hàng sử dụng sản phẩm, đã trả hoàn lại cho siêu thị như thùng giấy, hộp đựng trứng…Hiện LeKhaMart đã dùng túi phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên mà không để lại vi hạt nhựa. Chúng tôi cố gắng đến năm 2025 cắt giảm hoàn toàn 100% rác thải nhựa ra môi trường tự nhiên.