Đối với việc trồng trọt, tưới và tiêu nước giữ một vị trí quan trọng vào bậc nhất, yêu cầu tưới, tiêu nước ở mỗi cây trồng là rất khác nhau. Trong điều kiện khí hậu nước ta có hai mùa nắng và mưa rất rõ rệt, cho nên yêu cầu tưới, tiêu ở hai mùa cùng rất khác nhau. Nhưng cũng do có hai mùa mưa và nắng rõ rệt nên việc bố trí cây trồng trong một năm cũng xuất phát từ điều kiện khí hậu hai mùa này. Tức là ở nước ta hàng năm gieo trồng được 3-4 vụ và trong đó có hai vụ lúa có nơi gieo trồng một vụ mầu có nơi còn gieo trồng được hai vụ màu, có những vùng có thể còn cấy 3-4 vụ lúa. Ở vùng chuyên sản xuất rau, hoa do thời gian sinh trưởng ngắn họ còn trồng được nhiều vụ hơn. Cũng do sự canh tác một năm nhiều thời vụ nhiều cây trồng khác nhau cho nên không thể xây dựng hệ thống thuỷ nông riêng cho một loại cây nào hoặc lấy cây nào làm chủ yếu, mà phải xây dựng một hệ thống chung nhất và đồng thời phải vận dụng kiến thức không những về một lĩnh vực mà trên nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật khác nhau để phục vụ cho việc tưới tiêu và cải tạo đất.
Thuỷ nông là bộ môn khoa học và kỹ thuật bao gồm ba lĩnh vực kỹ thuật tưới tiêu, phương pháp tưới tiêu và các hệ thống tưới tiêu. Tuy nó gồm 3 lĩnh vực, nhưng nó có một mối quan hệ khăng khít: các hệ thống thuỷ nông thực hiện các phương pháp tưới tiêu khác nhau để có thể cung cấp nước, hoặc tiêu nước thuận tiện và hiệu quả nhất. Các phương pháp tưới tiêu thực hiện các kỹ thuật cần thiết theo chế độ tưới, tiêu của từng loại cây trồng. Vì vậy, khi vận hành hệ thống thuỷ nông chúng ta cần biết cơ sở cơ bản nhất về phương pháp tưới và kỹ thuật tưới, tiêu.
Trong việc xây dựng hệ thống thuỷ nông không chỉ có mục đích để tưới, tiêu nước mà hệ thống thuỷ nông còn có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo đất (đây là biện pháp quan trọng trong ba biện pháp cải tạo đất). Và có thể ở từng vùng nó lại là biện pháp cải tạo đất quan trọng nhất. Để có thể xã hội hoá nền sản xuất chúng tôi trình bày các mẫu xây dựng hệ thống thuỷ nông tưới, tiêu chung cho cả lúa, rau, mầu. Tuy nhiên nếu như nhà nước có chủ trương về hợp tác hoá dựa trên cơ sở tài sản đất đai liền bờ, liền thửa thì việc xây dụng cơ sở cho việc xã hội hoá nền sản xuất sẽ thuận lợi hơn. Song ta biết rằng khi sản xuất có tính riêng biệt sẽ nảy sinh mâu thuẫn thì yêu cầu xã hội hoá nền sản xuất và yêu cầu hợp tác hoá nền sản xuất sẽ xuất hiện, dẫn đến việc đổi ruộng để có thể xây dựng hệ thống thuỷ nông chung cho các cánh đồng sẽ là cơ sở đầu tiên cho xã hội hoa nền sản xuất trong nông nghiệp. Vì vậy:
Xây dựng hệ thống thuỷ nông không hoàn toàn chỉ còn là vấn đề kỹ thuật, mà nó còn là vấn đề tổ chức lại sản xuất theo con đường xã hội hoá nền sản xuất.